PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ HÀNG THÁNG TẠI AIG

Mục đích của việc đánh giá

Hệ thống đánh giá là một công cụ khuyến khích nhà quản lý đưa ra ý kiến phản hồi đầy đủ cần thiết hay thích đáng đối với bộ phận, nhân viên cấp dưới, giúp cho nhân viên có thể điều chỉnh kịp thời, đúng theo hướng có lợi nhất cho bản thân cũng như mục tiêu chung của doanh nghiệp mà họ đang hoạt động. Giúp cho mỗi nhân sự và quản lý nhìn nhận rõ ràng và minh bạch các mục tiêu sau:

  • Giúp nhân viên ý thức được năng lực làm việc của mình và phấn đấu tốt hơn
  • Tăng cường khả năng hoàn thành công việc của nhân viên
  • Tạo động lực và tăng cường sự hợp tác khi thực hiện công việc
  • Giúp doanh nghiệp nhìn nhận, đánh giá khách quan về nhân viên

Các tiêu chí mà AIG sử dụng để đánh giá

Mỗi doanh nghiệp sẽ có đặc thù lĩnh vực hoạt động khác nhau. Hiện tại AIG đã xây dựng và đưa vào sử dụng hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp ERP – nơi cung cấp và lưu trữ làm việc của các bộ phận trong công việc.

Việc đánh giá nhân sự cũng được AIG thực hiện qua hệ thống ERP, với các tiêu chí sau:

Chuyên cần

Được AIG sử dụng các tiêu chí đánh tự động do hệ thống ERP đo đạc được, như:

  • Tổng số giờ làm việc: được lấy số liệu từ phần Đánh giá công việc – do mỗi nhân sự thực hiện vào mỗi ngày.
  • Tổng số ngày làm việc: là số ngày thực tế nhân sự đi làm trong tháng
  • Số giờ đi trễ, về sớm; thể hiện được thời gian, tần suất mà nhân sự đó đi trễ về sớm.

Báo cáo công việc

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng của phần đánh giá. Báo cáo công việc được tích hợp trong phần Quản lý công việc của mỗi nhân sự, được thể hiện số lượng công việc được giao và số lượng công việc đã hoàn thành.

Để Báo cáo công việc khách quan và minh bạch; yêu cầu các bộ phận, lãnh đạo khi giao việc cho nhân viên hoặc cho phòng ban nào cũng phải thực hiện trên hệ thống giao việc của ERP. Sau khi công việc đó tới hạn, phải có trách nhiệm đánh hoàn thành hoặc chưa hoàn thành; giúp cho việc đánh giá sẽ trở nên cụ thể rõ ràng hơn.

Chuyên môn

Được AIG sử dụng từ Bộ kỹ năng ứng xử, có thể lúc đầu nhìn vào nhiều người sẽ không hiểu được lý do tại sao đánh giá chuyên môn lại dùng bộ kỹ năng ứng xử để làm thước đo chuyên môn.

Thật sự, trong làm việc và đào tạo chuyên môn AIG luôn coi trọng thái độ, cách thức làm việc của nhân sự hơn là kinh nghiệm và chuyên môn. Bởi vì, AIG đã xây dựng và hình thành nên văn hóa doanh nghiệp từ lâu, mọi cá thể trong AIG đều hoạt động và phát triển cùng văn hóa doanh nghiệp này. Do vậy, nếu bạn có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm tốt như lại không hòa hợp và có thái độ tiếp nhận văn hóa AIG; thì điều đó cũng sẽ là bước cải trở đế các bên hợp tác, làm việc cùng nhau.

Chuyên môn – có thể được đào tạo, kinh nghiệm có thể tích lũy qua thời gian nhưng thái độ làm việc, ứng xử giao tiếp, cách tiếp nhận công việc đó là thước đó thể hiện cái tâm và cái tầm mà nhân sự đang làm. Cùng với đó, bộ kỹ năng ứng xử của AIG được kết hợp và mang nhiều ý nghĩa như cách làm việc, cách thức tiếp nhận công việc, xử lý công văn của nhân sự  giữa đồng nghiệp, giữa nhân viên với cấp lãnh đạo.

Cách thức đánh giá nhân sự hàng tháng

Hàng tháng – cấp quản lý sẽ có trách nhiệm đánh giá cho nhân viên của bộ phận mình. Các chỉ tiêu đánh giá gồm:

+ Báo cáo công việc và Chuyên cần: đây là chỉ tiêu được hệ thống ERP tính tự động

+ Chuyên môn: người Quản lý có trách nhiệm đánh giá từng mục theo thang điểm từ 1 đến 10.

Sau khi đánh giá xong, bảng xếp loại sẽ tự động tính toán bằng hệ thống và nhảy qua cho BP. Nhân sự tổng hợp và thống kê lưu trữ. Cách tính như sau:

+ Đạt từ 90% trở lên – Xếp loại A

+ Đạt từ 70% đến dưới 90% – Xếp loại B

+ Đạt từ 50% đến dưới 70% – Xếp loại C

Ngoài ra, đánh giá nhân sự sẽ được tổng hợp theo các giai đoạn 12 tháng – 24 tháng – 36 tháng.

+ Nếu trong vòng 12 tháng xếp loại A: được tăng lương từ 5 – 15%

+ Xếp loại B trong 12 tháng: được tăng lương từ 1 – 5%

+ Xếp loại C: không xét tăng lương. Là cơ sở để xem xét lại khối lượng công việc, chuyên môn của nhân sự để điều động phân bổ công việc cho phù hợp hơn.

+ Và trong vòng 36 tháng – Xếp loại A – nhân sự đó sẽ được thăng cấp và tăng lương.

Kết luận

Đánh giá công việc phù hợp, chuẩn xác sẽ giúp công ty kịp thời ghi nhận, đánh giá chuẩn xác về những nỗ lực, kết quả công việc nhân viên đạt được. Qua đó, người lao động sẽ đảm bảo được lợi ích chính đáng, tương xứng với kết quả công việc.

Thực tế, các đợt đánh giá công việc với nhiều nhân viên có thể rất áp lực. Nhưng ngược lại, với một số nhân viên khác thì đây lại là cơ hội để những nỗ lực, đóng góp trong công việc của họ được ghi nhận, họ được đảm bảo lợi ích xứng đáng với thành tích vượt trội của mình.

Thông qua đánh giá công việc, nhân viên sẽ nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của mình. Kết quả đánh giá, những phản hồi đa chiều từ đồng nghiệp, quản lý trực tiếp. khách hàng, đối tác… sẽ giúp nhân viên hiểu hơn họ mạnh ở điều gì và cần cải thiện thêm ở điều gì. Và qua đó, nhân viên có thể tìm được những phương án, giải pháp để thực hiện công việc tốt hơn.

Mục đích cuối cùng của đánh giá thực hiện công việc chắc chắn không phải chỉ nhằm đánh giá. Mục đích đánh giá cũng không phải nhằm để có căn cứ xét tăng lương, thưởng, phúc lợi cho nhân viên. Mục đích cốt lõi của đánh giá thực hiện công việc cần hướng tới với doanh nghiệp là nhằm tối ưu hóa nguồn lực tổ chức.

Điều đó có nghĩa là nhân viên thông qua đánh giá sẽ nhận diện được những công việc họ đang thực hiện chưa tốt và quan trọng hơn là họ biết cần phải làm gì, thực hiện giải pháp nào để cải thiện công việc hiện tại.

Linh Huỳnh – Tổng Hợp

Chúng tôi sẵn lòng đón nhận bạn sau khi apply

Nơi khởi đầu thành công, mang lại thu nhập tốt nhất cho bạn trong hệ sinh thái quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam.

Tham khảo hệ sinh thái:

Chia sẻ với:

Scroll to Top