QUY TRÌNH THÔNG QUAN - MUA HÀNG QUỐC TẾ

Thông quan hàng hóa là gì?

“Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác” được quy định trong khoản 21 điều 4 luật hải quan 2014 số 54/2014/QH13 ngày 23/06/2014

Đây là khâu cuối cùng của quy trình khai báo thông tin các loại hàng hóa xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan. Quy trình và thủ tục thông quan hải quan khi vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường biển hay đường bộ đều giống nhau.

Tại sao cần phải thông quan hàng hóa?

Thông quan hàng hóa là khâu quan trọng không thể thiếu khi nhập khẩu hàng hóa vào bất kỳ một quốc gia hay vùng lãnh thổ nào. Việc khai báo thông tin hàng hóa nhập khẩu cho quốc gia nhập khẩu là cần thiết để kiểm soát, ngăn chặn các tình huống xấu nhất có thể xảy ra.

Tất cả các loại hàng hóa, muốn nhập khẩu vào Việt Nam đều phải hoàn tất các thủ tục, giấy tờ khai báo nghiêm ngặt của cơ quan Hải quan. Người trực tiếp khai báo hải quan có thể là chủ của phương tiện dùng để vận chuyển hàng hóa, người trực tiếp điều khiển phương tiện vận chuyển, chủ sở hữu hàng hóa, đơn vị làm dịch vụ hải quan hoặc những người có ủy quyền của chủ sở hữu hàng.

QUY TRÌNH THÔNG QUAN

1. CONTRACT

Trong quy trình thủ tục nhập khẩu hàng hoá, hợp đồng ngoại thương (Sale Contract) là hợp đồng thể hiện giao dịch của 2 bên. Giấy tờ này thường sẽ được yêu cầu trong tất cả các bộ hồ sơ xuyên suốt quá trình thông quan hàng hoá. Nội dung hợp đồng cần có tên, số lượng hàng, trọng lượng, quy cách đóng gói, giá thành,…

Khi bên bán và bên mua có sự thay đổi điều chỉnh về  mặt hàng, số lượng, quy cách,… bất kì thông tin gì thì cả hai bên tiến hành làm Phụ lục hợp đồng ( Annex Contract).

2. PACKING LIST

Packing list (bảng kê/ phiếu chi tiết hàng hóa) là một thành phần trong bộ chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa. Nó mô tả chi tiết nội dung lô hàng và thông thường không bao gồm giá trị lô hàng.

Nếu dịch sát theo nghĩa tiếng anh đơn thuần thì sẽ có nghĩa là “ chi tiết đóng gói” hay “ danh sách đóng gói”. Nhưng theo tập quán, chúng ta gọi là phiếu đóng gói.

Phân loại packing list.

Packing list thường có 3 loại:

  1. Phiếu đóng gói chi tiết (Detailed packing list) nếu nó có tiêu đề như vậy và nội dung tương đối chi tiết.
  2. Phiếu đóng gói trung lập (Neutrai packing list) nếu nội dung của nó không chỉ ra tên người bán.
  3. Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng (Packing and Weight list)

Chức năng packing list.

Packing list cho chúng ta biết được trọng lượng tịnh, trọng lượng bao gồm cả bao bì, phương thức đóng gói của hàng hóa, loại hàng hóa, số lượng, quy cách đóng gói. Từ đó chúng ta tính toán được một số phần sau:

  • Sắp xếp kho chứa hàng.
  • Bố trí được phương tiện vận tải.
  • Bốc dở hàng dùng thiết bị chuyên dụng như máy móc hay thuê công nhân.
  • Mặt hàng có bị kiếm hóa hay không….

Ngay sau khi đóng hàng xong, Người bán sẽ gửi ngay cho người mua packing list để người mua kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng.

Nội dung chính của packing list.

  • Thông tin người mua, người bán.
  • Cảng xếp hàng, dỡ hàng.
  • Thông tin hãng tàu, số chuyến tàu.
  • Thông tin hàng hóa : trọng lượng, số kiện, mô tả hàng hóa, thể tích hàng hóa
  • Số hiệu hợp đồng.
  • Điều kiện giao hàng.

3. BILL OF LADING

Thuật ngữ bill of lading là gì không phải ai cũng hiểu rõ. Đây là ngôn ngữ chỉ chứng tử liên quan đến việc vận tải trên đường biển. Chứng từ này được cấp phát bởi người chuyên chở hoặc đại diện của họ.

Chức năng của vận đơn Bill of Ladiang.

Vận đơn dùng để chuyển cho người gửi hàng sử dụng khi hàng hóa đã được xếp và chuyên chở lên tàu. Vì vậy chức năng của vận đơn đường biển như sau:

    • Dùng làm biên nhận hàng hóa
    • Một trong những chứng từ đi kèm của hợp đồng vận tải, chứng minh việc thực hiện hợp đồng.

Thông thường, loại vận đơn này được phát hành theo bộ với 6 bản giống nhau. Bộ chứng từ này gồm 3 bản gốc và 3 bản copy. Quá trình sử dụng giao hàng, bộ vận đơn đường biển sẽ sử dụng 1 hoặc 2 bản gốc.

    • Chứng từ thể hiện quyền sở hữu lô hàng của ai.

Phân loại và tác dụng của vận đơn Bill of lading  

Nhiều người chưa biết hết các loại bill of lading là gì? Bằng việc phân loại khác nhau sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ và sử dụng hiệu quả hơn:

Căn cứ theo tính chất sở hữu

Theo hình thức này sẽ bao gồm 2 loại là vận đơn đích danh và vận đơn theo lệnh. Trong các loại vận đơn này lại được phân chia làm các loại nhỏ khác như sau:

Vận đơn đích danh: giúp cung cấp thông tin liên quan đến hãng tàu chỉ giao hàng. Thông tin người nhận được thể hiện chi tiết trên vận đơn.

Vận đơn theo lệnh: bao gồm vận đơn giao hàng cho người cụ thể, hoặc vận đơn theo lệnh của ngân hàng, hoặc vận đơn theo lệnh của người gửi hàng. Ngoài ra còn có một loại vận đơn vô danh không ghi thông tin người nhận hàng, nên ai cầm vận đơn sẽ là người sở hữu của lô hàng.

Căn cứ theo phê chú

Được phân chia làm 2 loại vận đơn sạch và vận đơn không sạch. Cụ thể là:

  • Vận đơn sạch: Tên chuyên ngành là Clean Bill . Loại vận đơn này dùng để mô tả các loại hàng hóa ở phía ngoài khi đi biển, có chất lượng tốt.
  • Vận đơn không sạch: Tên gọi là Unclean Bill, giúp thể hiện thông tin về hàng hóa bên ngoài không phù hợp với hình thức đi biển hoặc chất lượng không được đảm bảo.
  • Căn cứ theo pháp lỹVận đơn Original: được gọi đơn giản là vận đơn gốc có ký xác nhận bằng tay và đôi khi có cả con dấu.
  • Vận đơn Copy B/L: Được gọi là bản phụ của vận đơn gốc. Với nội dung tương tự nhưng không có chữ ký tay trên đó.

Căn cứ theo Hành trình, cách thức vận chuyển

Loại vận đơn này sẽ căn cứ vào cách thức vận chuyển như nào để phân biệt. Trong đó:

  • Direct B/L: Được gọi là vận đơn thẳng tức là hàng hóa sẽ được chuyển từ cảng bốc đến cảng dỡ mà không cần phải sử dụng quá trình chuyển tải.
  • Through B/L: Là vận đơn chở suốt thể hiện hàng hóa sẽ phải chuyển qua một tàu trung gian khác mới đến được địa chỉ cần bốc dỡ.
  • Multimodal B/L: Cách thức vận đơn đa phương thức. Trong đó, hàng hóa sẽ được thực hiện chuyển qua nhiều phương tiện khác nhau như đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt….

Căn cứ theo nhà phát hành.

  • Đơn vị vận chủ phát hành: Đây là vận đơn Master B/L do hãng tàu nhận vận chuyển phát hành ra.
  • Vận đơn nhà: là vận đơn House B/L do bên Forwarder cấp cho đơn vị vận chuyển.

Nội dung của Bill of Lading.

Nhiều người thắc mắc nội dung trên vận đơn đường biển là gì? Cụ thể gồm các thông tin sau đây:

  • Số vận đơn
  • Thông tin người gửi hàng
  • Thông tin người nhận hàng
  • Bên được thông báo
  • Tên tàu
  • Cảng xếp  và dỡ hàng: Tên và địa chỉ ở nơi bốc hàng lên và hạ hàng khỏi tàu cũng được ghi nhận.
  • Thông tin hàng hóa: Được thể hiện thông qua mã HS và tên chung cung của lô hàng.
  • Số kiện hàng, cahcs đóng gói: Thông tin ghi rõ về số lượng kiện hàng, số thùng hàng, số lượng container.
  • Số container, số chỉ: Ghi các con số gọi là mã container và các chỉ số niêm phong để hỗ trợ cho việc xác nhận giao hàng, bốc dỡ hàng.
  • Thông tin về khối lượng, thể tích: Mỗi lô hàng sẽ có khối lượng và thể tích bì khác nhau cũng được thể hiện nhằm phục vụ cho công tác giao nhận, bốc dỡ hàng.
  • Thông tin cước phí: Các loại phí sẽ được thể hiện rõ số tiền, số phí một cách chung chung về hình thức đã trả hoặc phải thu. Đôi khi còn có các thông tin liên quan đến việc thanh toán tại đâu.
  • Ngày tháng: THể hiện ngày hàng được bốc lên tàu, chính thức giao cho đơn vị vận chuyển. Ngoài ra còn có thông tin về thời gian cung cấp  vận đơn, địa chỉ cấp.
  • Số vận đơn gốc: Thể hiện thông tin được phát hành bao nhiêu bản gốc và hông thường là 3 bản
  • Phần chữ ký: Chữ ký của người vận tải, đại lý được ủy quyền phát hành.

4. CATOLOGUE

Có catalogue để biết được thông tin của nhà sản xuất, giới thiệu được sản phẩm, minh họa hình ảnh, thông số kỹ thuật,  tính năng sử dụng, hướng dẫn sử dụng,…miêu tả thông tin chi tiết về sản phẩm và dịch vụ đang được cung cấp bởi công ty đó.

Catalogue rất cần thiết cho bên hải quan, có catalogue thì người làm thông quan họ đọc và dễ dàng hiểu được thông tin hàng hóa để tiến hành thông quan.

5. DISCRIPTION

 Nếu nhà máy không có catologue , sẽ gây khó khăn cho người làm thông quan, cho nên mình phải làm mô tả hàng hóa cụ thể  – hải quan đọc hiểu mới xác nhận thông qua . Mô tả hàng hóa, giúp cho người làm thông quan, giải thích với hải quan, và hiểu được sản phẩm , sử dụng đích mục mua hàng và để mô tả hàng hóa cần xác định được:

Tên thương mại thông thường ( mô tả trong biểu thuế)
+ Dùng để xác định mã HS Code
+ Dùng để xác định thuế xuất hàng XNK

Đặc trưng cơ bản của hàng hóa: 
+ Cấu tạo, vật liệu cấu thành, thành phần, hàm lượng, công suất, kích cỡ, kiểu dáng, công dụng, nhãn hiệu, thông số kỹ thuật, model, hiệu…)
+ Dùng để xác định trị giá Hải quan: Cùng một HS code (loại hàng), nhưng Model, hiệu… khác nhau thì Trị Giá khác nhau.

Tình trạng của hàng hóa: Hàng mới hay hàng đã qua sử dụng 
+ Xác định điều kiện nhập khẩu: Cùng một HS code (loại hàng), hàng mới được nhập, hàng cũ cấm nhập hoặc có điều kiện khi nhập.

6. FORM E

CO form E là Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E, phát hành theo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN – Trung Quốc (ACFTA), xác nhận hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ nước thành viên của hiệp định này. Mục đích của mẫu CO form E hợp lệ là để xác nhận xuất xứ của hàng hóa, từ đó mà xem lô hàng có được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt hay không (thường được giảm thuế). Cụ thể mức thuế nhập khẩu sẽ theo từng loại hàng cụ thể, căn cứ vào mã HS Code.

 Như các bạn đã biết, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Á và trên toàn thế giới, năm 2020 Việt Nam chi 84,2 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng 8,75 tỷ USD so với năm 2019, tương đương 11,6%. Với Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Trung Quốc, đa phần các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam được hưởng thuế nhập khẩu suất ưu đãi 0%, điều kiện tiên quyết là bộ chứng từ nhập khẩu phải có C/O FORM E.

7. CO & CQ

Tìm hiểu CO CQ là gì cũng là một việc cần thiết đối với những ai làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất nhập khẩu.Thực tế CO CQ là hai chứng từ hoàn toàn khác nhau, và đương nhiên cũng có chức năng khác nhau.

CO là giấy chứng nhận xuất xứ, tiếng Anh là Certificate of Origin. CQ là giấy chứng nhận chất lượng – Certificate of Quality.

Hai thuật ngữ này thường được nói liền với nhau chỉ như một thói quen để nói về nguồn gốc chất lượng của sản phẩm. Chúng vừa là tiêu chí quan trọng thường được đề cập tới trong bộ hồ sơ thủ tục, vừa nói cho thuận miệng khi chuẩn bị chứng từ.

Một lô hàng có thể có 1 trong 2 loại giấy tờ này, hoặc có cả 2. Và tất nhiên cũng có trường hợp không có CO hay CQ đi kèm.

 

LIÊN HỆ QUẢNG CÁO CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ CHÂU Á

Trụ sở chính: 82 Bùi Thị Xuân, P. Lê Hồng Phong, TP. Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định.

VPDD – TP. HCM: Tòa nhà Kingston, 146 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh.

VPDD – Hà Nội: 22/350 Kim Giang, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Hotline: 0988 858 958

Email: info@asiamedia.vn

Trang chính: www.aig.asiamedia.vn 

Web: Asiamedia.vn | Smartdooh.Asiamedia.vn | Customer.Asiamedia.vn | Twoctv.Asiamedia.vn | Adtechasia.sg | Thanhdatconstruction.com | e-magazine.asiamedia.vn | app.asiamedia.vn | vhome.asiamedia.vn

Chúng tôi sẵn lòng đón nhận bạn sau khi apply

Nơi khởi đầu thành công, mang lại thu nhập tốt nhất cho bạn trong hệ sinh thái quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam.

Tham khảo hệ sinh thái:

Chia sẻ với:

Scroll to Top