MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI THEO TIỀN LƯƠNG MỚI NHẤT NĂM 2023

1. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay ?

Căn cứ quy định tại Điều 85, Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và hướng dẫn tại Nghị định số 58/2020/NĐ-CPQuyết định 595/QĐ-BHXH.

Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Trong đó bao gồm mức đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất; quỹ ốm đau, thai sản; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp

Mức đóng BHXH bắt buộc năm 2021 vào quỹ hưu trí (HT), quỹ ốm đau, thai sản (ÔĐ-TS), quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) với người lao động (NLĐ) cụ thể như sau:

Theo đó, trên cơ sở lương của người lao động, doanh nghiệp sẽ đóng 21.5%, người lao động sẽ đóng 10,5%. Nếu tính gộp để người lao động đóng hết 32% là sai.

2. Cách tính lương cho người lao động trong doanh nghiệp ?

Tiền lương là khoản tiền mà Doanh nghiệp trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Nhưng cần phải đảm bảo không được thấp hơn mức lương tối thiểu năm 2023.

Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.

Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.

Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.

Hình thức trả lương quy định theo Điều 96 của Bộ luật lao động được hướng dẫn cụ thể theo Điều 54 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động.

Vì bạn không nói rõ hình thức nên chúng tôi đưa ra tư vấn trong các trường hợp sau:

2.1 Hình thức trả lương theo thời gian

Tiền lương theo thời gian được trả cho người lao động hưởng lương theo thời gian, căn cứ vào thời gian làm việc theo tháng, tuần, ngày, giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, cụ thể:

+ Tiền lương tháng được trả cho một tháng làm việc

+ Tiền lương tuần được trả cho một tuần làm việc

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương tuần được xác định bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần;

+ Tiền lương ngày được trả cho một ngày làm việc

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn.

Trường hợp hợp đồng thỏa thuận tiền lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc trong tuần theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

+ Tiền lương giờ được trả cho một giờ làm việc.

Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận tiền lương theo tháng hoặc theo tuần hoặc theo ngày thì tiền lương giờ được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày theo quy định tại Điều 105 của Bộ luật lao động.

Thực tế trong các doanh nghiệp vẫn tồn tại 2 cách tính lương như sau:

Cách 1:

Lương tháng = Lương + phụ cấp (nếu có)/26 x ngày công thực tế làm việc

(Doanh nghiệp tự quy định số ngày công là 24 hoặc 26, nếu là 24 thì sẽ chia cho 24)

Theo cách tính lương này lương tháng không là con số cố định vì ngày công chuẩn hàng tháng khác nhau. Có tháng 28, 30, 31 ngày, nên có tháng công chuẩn là 24 ngày, có tháng là 26 ngày và cũng có tháng là 27 ngày. Với hình thức trả lương này khi nghỉ không hưởng lương người lao động cần cân nhắc nên nghỉ tháng nào để làm sao thu nhập của họ ít ảnh hưởng nhất. Điều này có thể ảnh hưởng tới tình hình sản xuất của doanh nghiệp khi nhiều nhân viên cùng chọn nghỉ vào những tháng có ngày công chuẩn cao.

Ngày công chuẩn doanh nghiệp quy định là 24 hoặc 26 ngày tưởng chừng là cố định, nhưng thực tế lại làm lương của người lao động biến động)

Cách 2:

Lương tháng = Lương + phụ cấp (nếu có)/ngày công chuẩn của tháng x số ngày làm việc thực tế

Ngày công chuẩn chính là ngày công hành chính trong tháng. Ví dụ công ty bạn quy định nhân viên đi làm từ thứ 2 đến hết thứ 7 và được nghỉ chủ nhật. Tháng 3 /2021 có 31 ngày và có 4 ngày chủ nhật thì ngày công chuẩn được xác định là: 31 – 4 = 27 ngày

Theo cách này lương tháng thường là con số cố định, chỉ giảm xuống khi người lao động nghỉ không hưởng lương. Với hình thức trả lương này người lao động không hề băn khoăn về mức thu nhập của mình trong mỗi tháng bởi số tiền trừ cho mỗi ngày công không lương là cố định, nghỉ bao nhiêu ngày thì họ bị trừ bấy nhiêu tiền trong trường hợp không có biến động về lương và ngược lại tháng nào đi làm đủ ngày theo quy định thì hưởng đủ mức tiền lương.

Một ví dụ để thấy sự khác biệt giữa 2 cách tính lương này như sau:

Tình huống: Tháng 3/2021 có 31 ngày: 4 ngày chủ nhật, 27 ngày đi làm, công ty trả lương cho nhân viên Q là 7.500.000 đồng/ tháng, Q đi làm đầy đủ (tức là 27 ngày)

Nếu tính lương theo cách 1:

Doanh nghiệp thỏa thuận với người lao động: Mức lương 6 triệu/tháng là tính với 26 ngày công.

Lương tháng 3/2021 của Q: 7.500.000/26 x 27 = 7.788.561

Vẫn là Q, nhưng trong tháng 2/2021, có 28 ngày, 4 ngày chủ nhật, 24 ngày đi làm, Q đi làm đầy đủ:

Lương t2/2021 của Q: 7.500.000/26 x 24 = 6.923.076

Vậy là trong tháng 2/2021, Q vẫn đi làm đầy đủ nhưng mức lương được nhận lại không đầy đủ.

Nếu tính theo cách 2:

Lương tháng 3/2021 của Q = 7.500.000/27 x 27 = 7.500.000

Như vậy, với hai cách tính lương này sẽ cho ra 2 kết quả khác nhau. Việc tính lương theo các nào doanh nghiệp sẽ thể hiện trên hợp đồng lao động hay trong quy chế lương thưởng của công ty.

 

 

2.2 Hình thức trả lương theo sản phẩm

Tiền lương theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao

Công thức: Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x đơn giá sản phẩm

2.3 Hình thức trả lương khoán

Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Công thức: Lương = Mức lương khoán x tỷ lệ % hoàn thành công việc

 

2.4 Lương thưởng theo doanh thu

Là hình thức trả lương/ thưởng mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh số đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương/ thưởng doanh số của công ty.

Thường áp dụng cho nhân viên kinh doanh, nhân viên bán hàng… hưởng lương theo doanh thu.

Các hình thức lương/ thưởng theo doanh thu:

+ lương/ thưởng doanh số cá nhân

+ Lương/ thưởng doanh số nhóm

+ Các hình thức thưởng kinh doanh khác: công nợ, phát triển thị trường…

Trên đây là tư vấn cách tính lương trong trường hợp xác định riêng mức lương cơ bản , nếu người lao động làm thêm giờ thì doanh nghiệp phải trả thêm lương làm thêm giờ cho người lao động.

3. Công xưởng mất điện, nhân viên nghỉ thì doanh nghiệp có phải trả lương không ?

Trường hợp bạn hỏi công xưởng mất điện, nhân viên nghỉ việc vậy trường hợp này thuộc ngừng việc theo quy định pháp luật. Và người lao động sẽ được hưởng tiền ngừng việc theo quy định tại Điều 99  Bộ luật lao động năm 2019 như sau:

Điều 99. Tiền lương ngừng việc

Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:

a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;

b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo đó, vì lý do mất điện mà nghỉ dưới 14 ngày thì tiền lương được trả sẽ không thấp hơn mức lương tối thiểu. nếu phải ngừng việc trên 14 ngày thì tiền lương được trả trong 14 ngày đầu tiên sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu, những ngày còn lại do 2 bên thỏa thuận trên cơ sở đảm bảo lợi ích cho cả người sử dụng lao động và người lao động có thể thấp hơn mức lương tối thiểu.

Nguồn: luatminhkhue.vn

Tổng hợp: Phan Vy

Chúng tôi sẵn lòng đón nhận bạn sau khi apply

Nơi khởi đầu thành công, mang lại thu nhập tốt nhất cho bạn trong hệ sinh thái quảng cáo ngoài trời tại Việt Nam.

Tham khảo hệ sinh thái:

Chia sẻ với:

Scroll to Top