10 KỸ NĂNG CẦN CÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
Chuyện bị sa thải, bị mất việc vốn dĩ đã trở thành chuyện bình thường trong thời buổi kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay. Đó vốn dĩ là điều không ai mong muốn nhưng lại luôn là thực tế bạn phải đối đầu. Nếu bạn thường xuyên bị chỉ trích, phàn nàn, khi sếp quá lưu tâm đến bạn, khi một cuộc cải tổ nhân sự sắp sửa diễn ra hay bạn không còn được giao phó những công việc thuộc trọng trách của mình, đó là những tín hiệu báo trước nguy cơ bạn phải ra đi. Và rõ ràng môi trường làm việc càng chuyên nghiệp, tốc độ đào thải càng cao.
Trên thực tế hiện nay, môi trường làm việc tại các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam đang được chuyên nghiệp hóa dần lên trong thấy. Đồng nghĩa với sự chuyên nghiệp đó là quy luật đào thải càng trở nên khốc liệt. Người lao động buộc phải chấp nhận thực tế ấy như một quy luật tất yếu của cuộc sống.
Môi trường cạnh tranh khốc liệt trước thời đại công nghệ Chat GPT.
Và hiện nay ChatGPT đã xuất hiện là công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) viết cho người dùng dưới dạng tương tác, với bất kỳ thể loại văn bản nào – từ thư, lời bài hát, tài liệu nghiên cứu, công thức nấu ăn, thơ, tiểu luận, đề cương, thậm chí cả mã phần mềm hay soạn thảo luật.
Bất chấp cái tên khó hiểu (GPT là viết tắt của Generative Pre-training Transformer), hơn 1 triệu người đã đăng ký sử dụng chỉ trong 5 ngày kể từ khi nó ra mắt vào tháng 11/2022, bởi phòng thí nghiệm nghiên cứu OpenAI, hiện đang “gây bão” trên mạng xã hội toàn cầu.
Như mọi chu kỳ đổi mới công nghệ lớn từng diễn ra trong lịch sử loài người, lao động trong một số ngành nghề sẽ bị thay thế bởi máy móc, trong khi các hoạt động hoàn toàn mới, đi kèm với các cơ hội việc làm tiềm năng, sẽ xuất hiện.
Vậy cần làm gì để không bị thay thế và tụt lùi so với thời đại??
KHÔNG MUỐN BỊ ĐÀO THẢI, HÃY CHÚ TRỌNG 10 THÓI QUEN NÀY
1. Thái độ
Thái độ trong công việc là một yếu tố quan trọng để chúng ta có thể tiến bộ và làm tốt tại nơi công sở. Một người có thái độ làm việc tích cực sẽ không ngừng tìm tòi, học hỏi từ những thành công và cả thất bại. Hơn nữa, thái độ tích cực còn đến từ cách ứng xử, sự kết hợp nhuần nhuyễn với các đồng nghiệp khác.
Một người “biết mình biết ta” và có chí tiến thủ chắc chắn sẽ mang lại lợi ích cho công ty, đoàn thể và cả cá nhân bản thân họ. Còn nếu bạn không biết cố gắng và ứng xử vụng về, không sớm thì muộn bạn cũng sẽ bị đào thải.
Công việc cần tới kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm, nhưng các yếu tố này chỉ chiếm 30%.
70% còn lại thuộc về thái độ làm việc của nhân viên.
Kể cả bạn có tài năng hoặc có bằng cấp cao đến đâu, khi bạn thiếu sự tôn trọng những người xung quanh hay không cố gắng phát triển chuyên môn; sự nghiệp của bạn sẽ khó mà có bước tiến.
2. Đam mê
Thông điệp “hãy làm việc vì đam mê” mang nhiều ý nghĩa cổ vũ, động viên người trẻ dám đi, dám nghĩ, dám làm. Thế nhưng, nhiều người lại đang mắc kẹt giữa làm việc vì đam mê hay vì tiền.
Khi làm việc bằng chính đam mê, hiệu quả công việc luôn cao hơn. Điều này rõ ràng đến mức ai cũng có thể hiểu được. Khi làm việc đúng với sở thích, đam mê và điểm mạnh của mình thì ta sẽ có xu hướng chăm chỉ và đặt nhiều tâm huyết vào sản phẩm công việc hơn. Thái độ tích cực này sẽ ảnh hưởng đến hành động, giúp những đóng góp của ta mang lại cho doanh nghiệp thực sự đạt hiệu quả. Sau đó, chắc chắn sẽ là chuỗi ngày làm việc hưng phấn và chất lượng.
Sống với công việc chỉ vì tiền sẽ làm ta thỏa mãn ở một vài thời điểm nào đó, sau đó là hụt hẫng khi chẳng thấy động lực nào dành cho những ngày tiếp theo. Khi làm việc bằng đam mê, ta sẽ không bao giờ thấy đủ vì tâm trí luôn đầy năng lượng tích cực. Đó là lúc ta luôn thấy muốn làm việc, muốn cống hiến, muốn đạt được những thành tựu để chinh phục chính mình. Ngay cả khi điều gì đó xảy ra khiến mình thất bại, ta cũng vẫn sẽ cố gắng hết sức có thể để tiến lên vì đam mê với công việc của mình.
Khi làm việc chỉ vì tiền, áp lực và căng thẳng sẽ luôn sẵn sàng đánh gục chúng ta. Đích đến là những đồng tiền khiến chúng ta mau chán nản, mệt mỏi. Những bữa cơm sẽ không còn ngon, những giấc ngủ sẽ không còn yên, dẫn đến sức khỏe và tuổi thọ sẽ suy giảm nhanh chóng. Trái lại, có niềm đam mê với công việc là một cách tuyệt vời để giảm bớt căng thẳng bởi không chỉ tâm trí, mà ngay cả toàn bộ cơ thể của mình cũng cảm thấy thoải mái và hài lòng. Đó là điều rất quan trọng cho đời sống sức khỏe của mỗi người.
3. Cống hiến thời gian & chất xám
Cống hiến là gì? Cống hiến có nghĩa là sự tận tâm hoàn toàn với các mục tiêu đã đề ra. Đây là yếu tố tối quan trọng để thành công trong cuộc sống và công việc.
Lợi ích của cống hiến là gì?
Bạn làm việc chăm chỉ hơn
Khi bạn có tinh thần cống hiến, bạn có xu hướng làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu của mình. Chúng ta không thể nói về sự cống hiến mà không làm việc chăm chỉ.
Bạn sẽ vượt qua mục tiêu của mình
Khi bạn cống hiến, bạn sẽ đạt được mục tiêu của mình và điều đó thúc đẩy bạn cống hiến nhiều hơn. Sau đó, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn thậm chí có thể vượt quá các mục tiêu đã định. Ví dụ, nếu bạn cam kết đọc 30 trang sách hàng ngày, bạn sẽ phát hiện ra rằng bạn có thể đọc tới 40 hoặc 50 trang trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ mang lại cho bạn sự tự tin rằng bạn có thể vượt qua mục tiêu của mình.
Thành công được đảm bảo
Tận tâm là con đường chắc chắn dẫn đến thành công. Không gì trên thế giới có thể ngăn cản hoặc cản trở quyết tâm kiên định của một cá nhân tận tụy. Những người như Thomas Edison, Mark Zuckerberg, Abraham Lincoln… đều là những người tận tụy. Abraham Lincoln đã thất bại nhiều lần, nhưng vì ông đã tận tâm cống hiến, cuối cùng ông đã trở thành tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ.
Cống hiến nuôi dưỡng sự lạc quan
Khi bạn cống hiến, bạn trở nên lạc quan. Bạn sẽ thấy mình luôn nhìn thấy chiếc ly đầy một nửa chứ không phải là rỗng một nửa. Bạn bắt đầu thấy cơ hội hơn là khó khăn. Có thể bạn đang cố gắng hoàn thành bản báo cáo và đã đi được nửa chặng đường. Nếu bạn tận tâm cống hiến, bạn sẽ tập trung vào thành quả mà bạn sẽ nhận được khi hoàn thành nhiệm vụ hơn là bỏ dở một nửa.
Dấu hiệu của nhân viên có tinh thần cống hiến là gì?
Nhân viên là tài sản quý giá nhất của công ty. Chất lượng của đội ngũ nhân viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả và lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, người giám sát phải xác định những nhân viên nào tận tâm và tận tụy và sau đó khuyến khích sự phát triển chuyên môn và khả năng lãnh đạo của họ. Vậy liệu bạn có phải là một nhân viên có tinh thần cống hiến? Hãy tham khảo các dấu hiệu sau đây nhé.
Vượt quá mong đợi
Tất cả các công ty và tổ chức đều có các tiêu chuẩn đặt ra mà nhân viên của họ phải tuân theo. Những nhân viên cống hiến luôn vượt quá những mong đợi này. Ví dụ, nếu cần thiết, những nhân viên này sẵn sàng đến sớm, ở lại muộn và thậm chí nhận công việc về nhà.
Điều này không nhất thiết có nghĩa là những nhân viên này tham công tiếc việc. Thay vào đó, họ hiểu rằng đôi khi phải nỗ lực nhiều hơn để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc dự án đúng thời hạn. Những người lao động này thường không yêu cầu được khen ngợi hoặc bồi thường thêm cho nỗ lực và thời gian của họ bởi vì họ tự nhiên cam kết hoàn thành công việc đúng cách và đúng hạn.
Siêng năng
Dấu hiệu khác của người cống hiến là gì? Đó là họ sẽ không lãng phí thời gian vào việc tám chuyện hoặc quanh quẩn với những việc nhỏ nhặt. Ngay cả sau khi hoàn thành một dự án lớn, họ vẫn nhanh chóng tìm ra cách khác để làm việc hiệu quả.
Những nhân viên này cũng nhìn về phía trước để đảm bảo rằng họ đã chuẩn bị cho các nhiệm vụ và sự kiện sắp tới. Họ dự đoán các nhu cầu và các vấn đề có thể xảy ra cũng như lập và thực hiện các kế hoạch để giải quyết các nhu cầu đó.
Quan tâm đến công ty
Nhân viên trung thành và cống hiến thực sự quan tâm đến thành công của công ty họ. Họ làm bất cứ điều gì có thể để hỗ trợ sứ mệnh và mục tiêu của công ty. Những nhân viên này tuân theo chính sách của công ty mà không có bất kỳ khiếu nại nào. Họ cũng quan tâm đến hiệu suất và sự tăng trưởng của công ty họ. Ví dụ, một nhân viên cống hiến và tận tụy sẽ không để những vấn đề cá nhân hoặc một ngày tồi tệ cản trở sự chuyên nghiệp hay công việc của họ. Họ cũng tìm cách cải thiện kỹ năng của mình để phục vụ tốt nhất cho công ty.
Quan tâm đến mọi người
Vì những người lao động tận tâm và cống hiến quan tâm chân thành đến công ty của họ, họ cũng quan tâm đến những người họ làm việc cùng, bao gồm cả đồng nghiệp và khách hàng. Họ tình nguyện giúp đỡ những đồng nghiệp có năng suất kém hơn và cam kết cung cấp dịch vụ khách hàng ở mức độ cao.
Họ cũng khuyến khích và tập trung vào việc duy trì một môi trường làm việc vui vẻ và hài hòa. Họ sẽ không tham gia vào những câu chuyện phiếm ác ý ở văn phòng hoặc chỉ trích người khác. Thay vào đó, họ tập trung thời gian và sức lực của mình vào việc tìm ra giải pháp hơn là vùi đầu vào các vấn đề.
Làm thêm giờ có phải là cống hiến không?
Ví dụ, một người có mặt ở bàn làm việc khi bạn đến và vẫn ở đó khi bạn đã rời đi. Suy nghĩ đầu tiên của bạn về người ấy là gì? Họ là một người chăm chỉ phải không? Và nếu họ làm việc vào cuối tuần khi cần thiết, bạn sẽ thấy họ là người tận tâm, sẵn sàng làm nhiều hơn và cống hiến vì công ty, đúng không?
Điều đó có thể đúng, nhưng hãy nghĩ đến khía cạnh: năng suất của họ như thế nào? Họ có hoàn thành công việc đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp không? Họ có đạt mục tiêu không? Tất cả những giờ làm thêm đó có tác động tích cực đến điểm mấu chốt không? Bạn phải trả lời những câu hỏi đó để đánh giá đầy đủ mức độ thành công, làm việc chăm chỉ hoặc cống hiến của bản thân mình.
Tất cả kỹ năng cần thiết cho mỗi chúng ta, từ kỹ năng cứng thiên về học thuật, đến kỹ năng mềm thiên về đối nhân xử thế đều dựa trên thông tin được truyền tải từ người nói và được chúng ta tiếp nhận. Đó là lý do kỹ năng lắng nghe luôn đồng hành như hình với bóng trong mọi bước tiến trên đường đời của mỗi người.
4. Nghiêm túc, tinh thần học hỏi & lắng nghe
“Nói ít đi, lắng nghe nhiều hơn” luôn là chân lý cuộc sống, bởi lẽ, kỹ năng lắng nghe sở hữu tầm quan trọng vô cùng to lớn:
Lời nói đều chứa đựng những hàm ý truyền đạt. Tuy nhiên, người nói sẽ không súc tích thành những gạch đầu dòng cho chúng ta, mà sẽ là một câu chuyện, một bài thuyết trình hay một bài diễn thuyết dài. Muốn có được thông tin, bạn phải vận dụng kỹ năng lắng nghe để tự súc tích
Cùng một câu nói nhưng ngữ âm, sự ngắt quãng sẽ phản ánh những tâm trạng, thái độ, mức độ… mà người nói muốn gửi đến chúng ta. Kỹ năng lắng nghe giúp ta dễ dàng suy luận ngay tức khắc những phản ánh đó và có hành động phản hồi hợp lý nhất.
Người có kỹ năng lắng nghe tốt sẽ nắm bắt tâm lý của người nói rất tốt. Vì vậy, họ không khó khăn khi hòa mình vào những môi trường mới như công ty, hội nhóm, hoạt động dã ngoại… Họ hiểu và biết cách cư xử, do đó rất dễ được lòng người đối diện. Mối quan hệ từ công việc đến xã giao đều phát triển tốt đẹp.
5. Nâng tầm chuyên nghiệp mọi hoạt động, lĩnh vực
Tính chuyên nghiệp là một thước đo đánh giá trong công việc của con người. Tính chuyên nghiệp thể hiện qua tài năng, kiến thức chuyên ngành hay kiến thức lĩnh vực bạn hoạt động, sự liêm chính hay đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra nó còn được đánh giá dựa trên phong cách làm việc cá nhân, có trách nhiệm và tự kiểm soát được khối lượng công việc của mình. Trong xã hội hiện nay, những người càng chuyên nghiệp trong tác phong làm việc, trong phong cách làm việc càng được coi trọng. Các doanh nghiệp luôn tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp nên mong muốn nhân viên của mình cũng cần chuyên nghiệp để đáp ứng được công việc một cách hiệu quả nhất, cũng như xây dựng hình ảnh đẹp – văn minh cho công ty.
6. Sẵn sàng làm việc toàn thời gian.
Muốn tiêu tiền không nhìn giá hãy làm việc không nhìn giờ
Những người “đáng sợ” nhất trên thế gian này là những người không bao giờ thoái thác trách nhiệm. Ngược lại còn chủ động tìm việc để làm. Đó là những người có chỉ số trưởng thành gấp bội so với người khác. Lý do là bởi họ lựa chọn trưởng thành một cách chủ động.
Nhà kinh doanh nổi tiếng Nhật Bản, đồng thời là người sáng lập hãng Kyocera Inamori Kazuo đã từng chia con người thành 3 kiểu:
1. Kiểu người không thể đốt cháy được: Là kiểu người châm lửa đốt cũng không thể cháy lên được. Mờ nhạt và thiếu năng lượng.
2. Kiểu người có thể đốt cháy: Là kiểu người châm lửa là sẽ cháy. Cần có chất xúc tác, cần rất nhiều khích lệ, cổ vũ.
3. Kiểu người tự cháy: Là kiểu người không cần châm lửa vẫn có thể bốc cháy ngùn ngụt. Năng lượng nội tại ngùn ngụt, mãnh liệt.
Nếu quan sát tỉ mỉ bạn sẽ phát hiện ra rằng: Những người thăng chức tăng lương, trưởng thành và tiến bộ nhanh nhất luôn là kiểu người thứ 3. Kiểu người tự cháy.
Nhiệt huyết với công việc của bạn. Đam mê với nó như tình yêu đôi lứa. Chủ động kiếm tìm những cơ hội giúp mình rèn luyện và nâng cấp sẽ tốt hơn là việc thẫn thờ qua ngày chỉ để nhận lấy một phần lương ch. ết.
Trên thế giới này có rất nhiều cơ hội để kiếm tiền. Nhưng quan trọng hơn cả việc kiếm tiền đó là biết được đâu là con đường kiếm tiền phù hợp với bạn? Đâu mới là mục tiêu cuối cùng của bạn?
Khi bạn ý thức được rằng, việc tiêu cực trì hoãn để lấy một phần lương c.h.ế.t không phải là mục tiêu duy nhất. Bạn sẽ phát hiện ra rằng còn đường sau đó sẽ dễ đi và thú vị hơn nhiều.
7. Trách nhiệm & kỷ luật
Trách nhiệm, hiện nay được xem là một thuật ngữ được đánh giá cao trong mọi lĩnh vực. Bởi lẽ, khi thực hiện một việc gì đó nhưng có trách nhiệm thì sẽ đạt hiệu quả công việc cao hơn. Chính vì vậy, người có trách nhiệm sẽ được các nhà tuyển dụng hay những người khác tôn trọng và tin tưởng.
Biểu hiện của người có trách nhiệm:
– Biết coi trọng thời gian
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bạn là người trưởng thành, người sống có trách nhiệm. Đó là bạn biết cách quản lý thời gian – một trong những khía cạnh quan trọng nhất của cuộc sống mà ai cũng phải biết.
Nếu bạn không biết coi trọng thời gian, có xu hướng lãng phí thời gian, dùng thời gian của mình để làm những việc vô bổ. Thì sẽ khiến cho bạn trở thành một con người thất bại, bạn sẽ trở nên lười biếng, lề mề, hiệu quả công việc không cao.
– Biết chịu trách nhiệm trong mọi việc, hiểu được trách nhiệm phải do nỗ lực mới có được
– Lập kế hoạch cho mọi thứ: Những người có trách nhiệm sẽ không bao giờ họ làm việc một cách bốc đồng và không có kế hoạch cụ thể. Mà họ luôn cân nhắc mọi vấn đề và lập kế hoạch làm việc cụ thể. Họ hiểu được rằng, chỉ cần mắc phải một sai lầm nhỏ thôi thì cũng có thể kéo theo vô vàn những rắc rối khác, khó có thể sửa chữa lại được.
– Biết cách tập trung: Tập trung để có thể hoàn thành công việc đó tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Người biết cách tập trung làm việc luôn mong muốn sự cầu toàn, không muốn bản thân mắc phải những sai lầm cho dù là nhỏ nhất để tránh ảnh hưởng đến những công việc liên quan.
– Không đổ lỗi và luôn tôn trọng sự cố gắng của người khác: Những người có tinh thần trách nhiệm họ cũng sẽ không bao giờ đổ lỗi cho những người xung quanh. Bạn không chủ động đi làm sớm nên đừng đổ lỗi cho tắc đường; bạn bị điểm kém là do bạn lười học nên đừng đổ lỗi cho các thầy cô không biết dạy học,… Cuộc sống của bạn chắc chắn sẽ thay đổi tốt hơn nếu như bạn ngưng đổ lỗi cho người khác và sống có trách nhiệm hơn.
– Không than thở và không viện cớ: Than thở là một biểu hiện xấu của những người sống thiếu trách nhiệm. Bạn thường xuyên than thở về công việc, về sếp, về thời tiết,… than thở để đổ lỗi cho bất kỳ cái gì khác. Những người sống có trách nhiệm thay vì than thở họ sẽ tự mình tìm ra giải pháp khắc phục.
– Thừa nhận sai trái: Người sống có trách nhiệm sẽ biết cách tận dụng triệt để sai lầm của mình để phát triển bản thân. Việc này không chỉ biến sai lầm của mình thành bài học kinh nghiệm đáng quý mà nó còn mang tính bước ngoặt giúp cho bạn không mắc phải những lỗi như vậy thêm một lần nào nữa. Một người sống có trách nhiệm sẽ không ngần ngại thừa nhận lỗi lầm của mình và coi đó là bài học đáng quý.
8. Tuân thủ quy định & nghiêm khắc bản thân
Thành công cần những quy tắc riêng mà ngay cả khi không muốn bạn cũng phải tuân thủ: Bí mật rất đơn giản nhưng chỉ số ít người nhận ra.
Kỷ luật tự giác là gì? Đó là khi bạn có thể làm việc, cống hiến ngay cả khi bạn cảm thấy không thích công việc chút nào. Những người thành công rèn luyện tính tự giác nghiêm ngặt. Họ tránh những người lười biếng, lưỡng lự và không đủ can đảm để suy nghĩ về mục tiêu cuộc sống mà họ đang hướng tới.
Theo các nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng, một người đi làm chỉ làm việc thực sự 3/8 giờ tổng thời gian làm việc. Hầu hết họ lãng phí thời gian để bàn tán về những bộ phim, những cuộc gặp gỡ tối qua và những chủ đề không liên quan đến công việc.
Bạn có thể dễ dàng đánh bại 80% những người xung quanh đó bằng cách tập trung làm việc thêm 1 hoặc 2 giờ để phát triển chuyên môn, kỹ năng thay vì buôn chuyện về phim ảnh và những tin đồn.
Ba yếu tố cần thiết để bất cứ người đi làm nào cũng có thể trở nên giá trị hơn là: Làm việc chăm chỉ, gắn bó với công việc và có ý thức tự kỷ luật.
9. Loại bỏ tư duy tiêu cực & phát huy tư duy tích cực
Nhiều nghiên cứu đã kết luận tư duy tích cực mang lại nhiều lợi ích cho mỗi chúng ta. Bạn càng lạc quan hơn, bạn càng hạnh phúc hơn. Tư duy của bạn sẽ ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả thể chất và tinh thần. Và lợi ích của việc phát huy tư duy tích cực mang lại cực kì lớn:
– Mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.
– Giải quyết vấn đề tốt hơn.
– Đem lại sự tự tin cho bản thân.
Với phương pháp này, bạn sẽ khám phá ra nhiều giá trị tiềm ẩn của bản thân để “tuyển chọn” và áp dụng trong công việc. Sau đó, hãy không ngừng xây dựng, phấn đấu, bồi đắp giá trị để chúng phát triển trong chính môi trường làm việc của bạn. Những giá trị nổi trội sẽ giúp nhân sự đạt hiệu quả công việc và mở rộng con đường thăng tiến.
10. Tạo giá trị gia tăng bản thân & doanh nghiệp
Giá trị được cho là có sẵn trong mỗi người, việc của bạn là khám phá ra chúng và sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp. Để thực hiện điều này, nhân sự hãy cũng nhìn lại quá trình làm việc vừa qua, đâu là thứ khiến bạn tự hào và tự tin khi hành động, dù là rất nhỏ? Ví dụ, bạn vừa tổ chức một chương trình truyền thông được đánh giá cao. Trong quá trình đó, bạn đã không ngừng sáng tạo ý tưởng, dành trái tim nhiệt thành và toàn bộ tâm trí cho công việc. Như vậy, sự sáng tạo và nhiệt huyết chính là 2 giá trị tiêu biểu của bạn.
CỐ GẮNG ĐỂ KHÔNG BỊ LOẠI BỎ
Thực ra, việc sa thải nhân viên là điều không ai muốn làm nhưng không ai lại giữ những nhân viên làm việc không có hiệu quả và đáp ứng những yêu cầu công việc như mong đợi. Sa thải là cách lựa chọn cuối cùng mà những nhà quản lý nghĩ đến. Đơn giản vì việc giữ lại các nhân viên sẽ mang lại một số lợi ích cho công ty mà những nhà lãnh đạo có kinh nghiệm sẽ nhận thấy. Đó là gây dựng lòng trung thành ở nhân viên đối với công ty, tránh cho công ty những tổn thất về mặt nhân lực khi bước vào cuộc cạnh tranh giành giật nhân lực cao cấp; gây dựng không khí làm việc “dễ thở” trong công ty…
Thị trường lao động đang ngày càng khắc nghiệt trước những biến động của nền kinh tế. Người lao động cần phải nhận thức rõ vấn đề này để tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình. Hãy học những kĩ năng mới để đảm nhận tốt những công việc mang tính thử thách cao hơn. Cần phải tự tạo cho mình cơ hội thăng tiến, đó là cách tốt nhất giữ bạn ở lại vị trí của mình trong công ty.