QUY TRÌNH LẬP LỊCH TRIỂN KHAI SẢN XUẤT
AIG ĐẾN TDC
Kế hoạch sản xuất là một phần kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó cả nhà máy và toàn bộ công ty phải chạy theo các kế hoạch được lập trước đó. Vậy quy trình lập kế hoạch sản xuất như thế nào để vừa tiết kiệm được thời gian, công sức vừa mang lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp.
1. Kế hoạch sản xuất là gì?
Lập kế hoạch sản xuất là đặt ra những mục tiêu sản xuất và ước tính các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu đó thông qua kế hoạch chi tiết. Bảng kế hoạch này sẽ dự báo từng bước trong quá trình sản xuất, đồng thời dự báo những vấn đề có thể phát sinh trong quá trình sản xuất để loại bỏ tối đa các vấn đề này và nguyên nhân gây lãng phí.
2. Lịch trình sản xuất là gì ?
Lịch trình sản xuất bao gồm tất cả các hoạt động điều phối, phân công từng bộ phận và cá nhân theo thứ tự công việc. Qua đó đảm bảo dự án được hoàn thành đúng tiến độ sản xuất theo khả năng hiện có của công ty. Ngoài ra lịch trình sản xuất còn là hoạt động xác định số lượng, thời gian phải hoàn thành của từng chi tiết, bộ phận, sản phẩm trong dự án đã đề ra.
3. Các bước lập lịch triển khai sản xuất
Bước 1: Trưởng bộ phận các phòng ban tiến hành triển khai kế hoạch thực hiện sau đó lãnh đạo sẽ duyệt nội dung đề xuất.
Bước 2: Lập lịch triển khai => Trong phần Nhân sự sản xuất tiến hành phân bổ nguồn lực, quy trình các bước thực hiện sản xuất. Đảm bảo an toàn lao động, bảo hiểm công trình trong quá trình thi công.
Bước 3: Quản lý, người chịu trách nhiệm triển khai công việc có nhiệm vụ kiểm tra và duyệt lịch phân bổ, duyệt lịch triển khai.
Bước 4: Cấp phép thi công – quản lý phòng kỹ thuật sẽ cấp phép về hồ sơ thi công, tiến độ thực hiện.
Bước 5: Sau khi được cấp phép thi công, AIG sẽ giao cho TDC tiếp nhận sản xuất => triển khai công việc theo đúng hồ sơ, tiến độ đã được cấp phép thi công => sau đó phòng kỹ thuật, phòng kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm, chụp hình ảnh nghiệm thu báo cáo => Bộ phận kỹ thuật có trách nhiệm ký hồ sơ nghiệm thu sản xuất theo đúng hồ sơ, đúng tiến độ được duyệt; Bộ phận kinh doanh có trách nhiệm ký hồ sơ nghiệm thu về chất lượng sản phẩm, tính thẩm mỹ của công trình để sau đó làm việc nghiệm thu báo cáo khách hàng.
Bước 6: Sau khi thống nhất nghiệm thu – qua quản lý đơn hàng – TDC/AIG ký nghiệm thu (trưởng bộ phận kinh doanh đồng ý kí thì mới được chấp thuận) – quản lý phòng kỹ thuật sẽ ký quyết toán và thanh toán cho Thành Đạt.
Bước 7: Phần nhận xét và đánh giá sẽ tổng hợp đánh giá được chất lượng công trình dựa trên các tiêu chí như đúng hồ sơ thiết kế đã được duyệt, đúng yêu cầu kỹ thuật, có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo tiến độ và thời gian làm việc đã đề ra. Từ đó đánh giá về tiến độ thực hiện công việc có đáp ứng hay chưa để khắc phục và từng bước hoàn thiện chuyên nghiệp, hiệu quả hơn => Dựa trên các cơ sở đó sẽ đề xuất mức thưởng, phạt theo đúng quy định của công ty cho phù hợp nhằm khuyến khích tinh thần làm việc, bên cạnh đó khắc phục các hạn chế làm chậm tiến độ triển khai công việc.
Nắm vững những nguyên tắc cơ bản trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch sản xuất hiệu quả. Hãy vạch ra kế hoạch một cách thật chi tiết và cụ thể để giúp doanh nghiệp nói riêng và đội ngũ nhân viên nói riêng có một định hướng và nhiệm vụ rõ ràng. Quy trình này sẽ được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu chung. Hỗ trợ cho việc tổng hợp thống kê, phân tích hiệu quả hoạt động sau này. Giải pháp quản lý nguồn lực doanh nghiệp trên phần mềm ERP sẽ mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ở cả hoạt động kinh doanh và sản xuất trong kỳ, từ đó giúp tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp.